Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh là một trong những nội dung vô cùng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần phải nắm rõ để có sự lựa chọn mua sắm, lắp đặt thiết bị vệ sinh nhà tắm sao cho phù hợp. Những thông tin sau đây Thietbivesinh247 sẽ mang tới cho bạn đọc những tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ chuẩn nhất 2022.
Một số thuật ngữ về tiêu chuẩn nghiệm thu, lắp đặt
Các thuật ngữ, định nghĩa thường hay được được dùng trong tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh bao gồm:
- Bề mặt chính (BMC) – Visible surface: Là bề mặt có thể nhìn thấy được của sản phẩm khi lắp đặt vào vị trí sử dụng.
- Bề mặt làm việc (BMLV) – Water surface: Là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước khi sử dụng.
- Bề mặt khuất (BMK) – Invisible surface: Là bề mặt không nhìn thấy khi sản phẩm đã lắp đặt vào vị trí sử dụng, thường sẽ không có men.
- Bề mặt lắp ráp (BMLR) – Installation surface: Đây là bề mặt được tiếp xúc với nền, tường hay giá đỡ khi lắp đặt vào vị trí sử dụng.
Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh dựa trên diện tích không gian
Tuỳ vào từng không gian khác nhau mà chúng ta sẽ có cho mình những tiêu chuẩn về kích thước sử dụng thiết bị vệ sinh khác nhau, giúp đảm bảo tính đồng điệu, cân đối với từng khu vực.
Với nhà vệ sinh diện tích nhỏ
Nhà vệ sinh diện tích nhỏ tầm thường có diện tích khoảng 2,5 – 3m2. Không gian như thế này bạn cần lưu ý không đặt quá nhiều vật dụng, thiết bị không cần thiết để tránh gây chật chội cho không gian.
Vị trí nhà vệ sinh này thường hay được bố trí ở cuối gian hay dưới gầm cầu thang. Gia chủ có thể lắp đặt những thiết bị vệ sinh cơ bản như bồn cầu, chậu rửa mặt, sen tắm.
Với những nhà vệ sinh diện tích vừa
Nhà vệ sinh diện tích vừa thường có kích thước là 4m2 – 6m2, đây được xem là không gian diện tích tiêu chuẩn hiện nay đối với nhà vệ sinh. Với không gian này, gia chủ có thể lắp đặt thêm thiết bị vệ sinh khác như: tủ phòng tắm, bồn tiểu nam, phụ kiện phòng tắm khác đi kèm.
Nhà vệ sinh với diện tích xây dựng lớn
Nhà vệ sinh lớn thường có kích thước từ 10m2 – 12m2, với diện tích nhà gia chủ có thể lắp đặt các thiết bị cần thiết cho không gian, nhằm giúp mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian của ngôi nhà bạn.
Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh cụ thể với từng sản phẩm
Với thiết bị nhà vệ sinh thì những sản phẩm được chú trọng nhất là: Bồn cầu, chậu rửa mặt, Sen tắm, bồn tắm, vòi chậu. Việc lắp đặt kích thước không đúng sẽ làm ảnh tới hiệu quả sử dụng và thẩm mỹ tới không gian.
Tiêu chuẩn để lắp đặt bồn cầu
Bồn cầu là thiết bị được chú ý nhiều nhất trong nhà vệ sinh, nếu như lắp đặt sai lệch sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới lợi của sử dụng của sản phẩm. Theo đó, tiêu chuẩn khi láo đặt bồn cầu cần đảm bảo những yếu tố cơ bản sau đây:
- Khoảng cách từ tường cho tới tâm xả bồn cầu là 305mm
- Nguồn cấp nước nằm ở phía bên tay trái, cách sàn khoảng 150 – 200mm, khoảng cách đến tâm cầu là 250mm.
- Ống thải chờ nên được lắp đặt cao hơn so với bề mặt sàn từ 3 – 7cm
Theo xu hướng hiện nay, việc dùng bồn cầu điện tử đang đặc biệt được ưa chuộng. Thế nên bạn nên lắp đặt thêm 1 ổ điện riêng ở trong nhà vệ sinh để đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Tiêu chuẩn lắp đặt lavabo
Chậu rửa mặt được thiết kế với rất nhiều kích thước và thông số kỹ thuật khác nhau. Cho nên, bạn cần phải dựa vào kích thước không gian nhà vệ sinh, nhà tắm để đo và lắp đặt sản phẩm sao cho phù hợp.
Đối với diện tích không gian nhỏ bạn có thể lắp đặt loại lavabo treo tường. Còn nếu như không gian lớn hơn một chút thì có thể lắp đặt bàn, âm bàn, bán âm bàn nhằm tăng vẻ sang trọng, thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn.
Cùng với đó, bạn nên chú ý kiểm tra nguồn cấp nước và nguồn thải phù hợp với chậu rửa lavabo để không bị ứ đọng nước.
Tiêu chuẩn khi lắp đặt sen tắm
Khi lắp đặt hoa sen tắm, bạn cần chú ý tới những yếu tố sau:
- Về khoảng cách tiêu chuẩn của 2 đường dây nóng và lạnh sẽ là 150 – 180mm. Với sen điều chỉnh nhiệt độ khoảng cách sẽ là 200mm
- Độ cao từ nguồn cấp nước đến sàn là 750 – 800mm
- Nếu dùng sen tắm âm tường bạn có thể lắp đặt theo bản vẽ chi tiết đối với từng loại.
Tiêu chuẩn để lắp đặt vòi chậu rửa mặt
Bạn cần chú ý xem gia đình của mình dùng đường nước nóng hay lạnh.Nếu như chỉ dùng mình nước lạnh thì sẽ chọn loại vòi rửa mặt nước lạnh và ngược lại. Thông thường vòi chậu 1 lỗ sẽ đi chung với chậu lavabo 1 lỗ, tương tự như thế đối với loại 3 lỗ. Vòi chậu cổ cao thì đi chung với chậu lavabo không lỗ để đặt vòi đẹp hơn.
Tiêu chuẩn lắp đặt bồn tắm
Tiêu chuẩn thực hiện lắp đặt bồn tắm được chú trọng rất kỹ, vì nếu như lắp đặt sai sẽ phải tốn rất nhiều thời gian sửa chữa. Bồn tắm hiện nay thường có 3 loại: bồn tắm xây, bồn tắm lập thể, bồn tắm yếm:
- Bồn tắm xây: cần xác định vị trí lắp đặt, sau đó thiết kế đường ống cấp, thoát nước áo cho phù hợp. Thông thường kích thước của bồn tắm sẽ là có 2 kích thước là: 1m5 và 1m7.
- Đối với bồn tắm yếm: Bồn tắm này được lắp đặt dễ dàng, bạn chỉ cần mua và lắp chúng vào vị trí có sẵn. Chú ý bồn tắm phải phù hợp với đường ống xả, vì bồn có 2 loại, trong khi mỗi loại có thiết kế vị trí lỗ thoát nước khác nhau.
Yêu cầu kỹ thuật nghiệm thu, lắp đặt thiết bị vệ sinh
Yêu cầu kỹ thuật về ngoại quan và sai lệch kích thước đối với tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh trong lắp đặt, nghiệm thu như sau:
- Men phủ láng bóng và đều khắp bề mặt chính của sản phẩm. Bề mặt khuất không cần phủ men toàn bộ để không nhìn thấy các phần chưa không phủ men khi lắp vào vị trí sử dụng. Với các cạnh và đường gờ của sản phẩm cần được đảm bảo không bị mỏng men.
- Không cho phép có các vết nứt lạnh và nứt mộc trên sản phẩm trong bất kỳ trường hợp nào.
- Những khuyết tật như vết màu, tạp chất, châm kim,.. phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,2mm mà không tập trung mới được bỏ qua và không coi là khuyết tật.
- Khuyết tật ngoại quan và sai lệch kích thước được cho phép cụ thể với từng loại sản phẩm đã được quy định cụ thể.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thể nắm rõ được các tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình.